Kế hoạch chuyên môn năm học 2017-2018 PBC

Lượt xem:

Đọc bài viết

UBND TX GIA NGHĨA                                                    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU                                                      Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Đăk Nia, ngày 5 tháng 9 năm 2017

KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN

Năm học: 2017-2018

A- Căn cứ:

– Điều lệ trường trung học do bộ giáo dục và đào tạo ban hành;

– Nhiệm vụ năm học 2017-2018 của bộ GD-ĐT;

– Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương;

– Sự chỉ đạo trực tiếp của phòng giáo dục và đào tạo thị xã Gia Nghĩa về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học cơ sở năm học 2017-2018 theo công văn số 321/CV-PGD&ĐT ngày … tháng 9 năm 2017;

– Kế hoạch năm học và tình hình thực tế của trường THCS Phan Bội Châu;

Nay  trường  THCS  Phan  Bội  Châu  xây  dựng  kế  hoạch  chuyên  môn năm học 2017-2018 như sau:

B- Đặc điểm tình hình: Năm học 2017-2018 là năm học tiếp tục thực hiện đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy và học, tiếp tục các cuộc vận động lớn của Đảng, của ngành. Đặc biệt là tiếp tục thực hiện nghị quyết TW 8 khóa XI về đổi mới toàn diện giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1- Những mặt mạnh và hạn chế năm học 2016-2017.

1.1- Mặt mạnh:

– Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: Tính đến cuối năm học cơ bản đủ về số lượng. Tổng số: 23  trong đó:

+ Ban giám hiệu: 2

+ Tổng phụ trách Đội: 1

+ Giáo viên: 16

+ Nhân viên: 3

+ Bảo vệ: 1

– Chất lượng đội ngũ cũng được nâng lên đáng kể. Hầu hết cán bộ, giáo viên, công nhân viên có tư tưởng chính trị vững vàng, ổn định, nhiệt tình trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tích cực tìm tòi, học hỏi để đưa ra những sáng kiến, kinh nghiệm bổ ích phục vụ cho công tác giảng dạy, giáo dục của bản thân cũng như nhiệm vụ chung của toàn trường. Nhất là trong công tác đổi mới phương pháp dạy-học, bồi dưỡng học sinh giỏi, các hoạt động đoàn thể khác. 100% giáo viên được tham gia học chính trị hè, tập huấn nghiệp vụ do sở GD-ĐT, phòng GD tổ chức trong hè 2017.

Kết quả cụ thể về đội ngũ:

+ Giáo viên giỏi:   Cấp trường 16/16 Đ/C (đạt chỉ tiêu) trong đó:

Cấp thị xã 7 Đ/C (đạt chỉ tiêu)

Cấp tỉnh 4 Đ/C

+ Chọn được 7 giáo án mẫu (giáo án trình chiếu) để cho giáo viên tham khảo, sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp trường 5 (chỉ tiêu 10). Công tác chủ nhiệm cũng được quan tâm, phát huy, GVCN giỏi cấp trường đạt 4 đồng chí.

+ Tổ chức cho giáo viên tham gia tương đối đầy đủ các hoạt động thi đua do phòng giáo dục tổ chức. 3 sản phẩm tích hợp kiến thức liên môn cấp trường. 1 sản phẩm sáng tạo thanh thiếu niên.

+ 100% giáo viên hưởng ứng tích cực cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung do ngành phát động.

+ Hiệu quả hoạt động chuyên môn ở tổ tiến bộ rõ rệt và không ngừng đổi mới. Đặc biệt là các hoạt động sinh hoạt, tổ chức chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

+ Trong công tác tổ chức và quản lý của nhà trường có nhiều đổi mới, chặt chẽ hơn, quan tâm đến bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ. Công tác kiểm tra nội bộ cũng được quan tâm thường xuyên và hoạt động có hiệu quả. Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh thực sự khoa học và phát huy được mặt mạnh của nó. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường với các tổ chức trong nhà trường luôn được duy trì, tổ chức được nhiều hoạt động bổ ích cho giáo viên, học sinh tham gia. Tổ chức cho 100% giáo viên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2016-2017, bước đầu công tác bồi dưỡng thường xuyên đạt được kết quả tốt. 2/2 Đ/C trong BGH hoàn thành BDTX do phòng tổ chức (loại giỏi).

+ Đồ dùng dạy học được sử dụng một cách thường xuyên, có hiệu quả nhất là các môn: Toán, lý, hóa, anh văn, sinh…đồ dùng tự tạo cũng phát huy tác dụng trong công tác giảng dạy của giáo viên. Việc sử dụng phòng học bộ môn thường xuyên hơn. Các phòng dạy vi tính được nối mạng cho học sinh học tập.

– Chất lượng học sinh: Có những chuyển biến tích cực, phản ánh đúng thực tế trình độ nhận thức cũng như thái độ học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh, thể hiện rõ nét việc hưởng ứng cuộc vân động “hai không” với bốn nội dung do bộ phát động.

+ Thực hiện chỉ tiêu mũi nhọn:

Học sinh giỏi cấp trường: 13 em (đạt chỉ tiêu)

Học sinh giỏi cấp thị xã: 7 em (đạt chỉ tiêu)

Học sinh giỏi cấp tỉnh: 2 em (chỉ tiêu 4 em)

Công nhận học sinh giỏi tiếng anh qua mạng: Cấp trường 30, cấp thị 4, cấp tỉnh 1. Giải toán qua mạng: Cấp trường 11, cấp thị 6.

Học sinh khá giỏi toàn diện cao hơn năm trước, cụ thể là: Giỏi 42 em (đạt 13,1% – chỉ tiêu đề ra 12%), khá 91 em (đạt 28,4% – chỉ tiêu là 25%).

+ Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp lớp 9 đạt:  đạt 100%. (Chỉ tiêu là 95% trở lên)

+ Chỉ tiêu đại trà:

Về học lực: Học sinh lên lớp đạt 98,1% (Năm trước đạt 97,8%, chỉ tiêu đặt ra là 95%).

Về hạnh kiểm: Đạt chỉ tiêu đề ra, cụ thể là:

Tốt: 80,6%. Khá: 18,8%. TB: 0,6%.

+ Phương pháp học tập của học sinh cũng có nhiều tiến bộ so với năm trước, ý thức tự giác cao. Phong trào thi đua giữa các lớp tương đối sôi nổi, đặc biệt là nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm.

– Công tác duy trì sĩ số đạt chỉ tiêu đề ra: 99,1%.

Để có được những thành tích trên là nhờ sự nỗ lực của cả tập thể sư phạm nhà trường trong đó tổ chuyên môn đóng vai trò trực tiếp, đồng thời mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên là nhân tố quyết định. Mỗi giáo viên không ngừng khẳng định mình trong công tác để tạo ra những chuyển biến lớn trong năm học vừa qua. Công tác quản lý cũng có nhiều đổi mới, lĩnh vực kiểm tra, giám sát, bồi  dưỡng  chuyên   môn  nghiệp  vụ  luôn  được  quan  tâm  từ  đó  tạo  điều kiện tốt cho mỗi cá nhân, tập thể hoạt động có hiệu quả.

1.2- Hạn chế, khó khăn:

– Về đội ngũ: Cơ cấu chưa đồng bộ, thiếu 1 anh văn, vì vậy tình trạng dạy chéo ban, kiêm nhiệm vẫn còn làm cho chất lượng một số môn không đảm bảo, đặc biệt là chất lượng môn toán, anh văn, lý, hóa còn thấp.

Bên cạnh những giáo viên tích cực thì vẫn còn một vài đồng chí chưa nhiệt tình trong công tác, ít phát huy phương pháp giảng dạy mới, ít tham gia các hoạt động thi đua…

– Các tổ thường xuyên sinh hoạt theo quy định song chất lượng sinh hoạt còn hạn chế, nội dung sinh hoạt chưa phong phú, chưa quan tâm đến các chuyên đề, góp ý thao giảng, giờ dạy của giáo viên. Chỉ đi sâu thông báo kế hoạch hoạt động.

– Đồ dùng dạy học: ở một số môn giáo viên rất ít sử dụng. Chất lượng, số lượng đồ dùng dạy học được cấp không đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng sử dụng (đồ dùng được cấp hiện nay gần như không còn sử dụng được, không được cấp mới). Đồ dùng tự tạo chưa thật sự phong phú.

– Công tác xã hội hóa giáo dục còn gặp rất nhiều khó khăn.

– Về chất lượng học sinh:

Về chất lượng đại trà, mũi nhọn so với năm học trước thiếu bền vững. Chưa có học sinh tham gia các cuộc thi do PGD tổ chức như: Tích hợp kiến thức liêm môn, sáng tạo khoa học.

+ Nói chung về chất lượng dạy-học, giáo dục thiếu bền vững.

+ Học sinh cá biệt chưa giảm nhiều so với năm trước: bỏ tiết, nghỉ học không lý do, gây gổ đánh nhau, phá hoại tài sản nhà trường, vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ và pháp luật khác vẫn còn xảy ra.

+ Học sinh tham gia thi tiếng anh, toán qua mạng còn thấp.

Một trong những nguyên nhân đưa tới hạn chế:

+ Nhà trường tiếp tục hưởng ứng tích cực cuộc vận động “hai không” với bốn nội dung do ngành phát động nhằm đảm bảo chất lượng thực chất học sinh.

+ Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học nhưng còn nhiều em bị hổng kiến thức, khi lên cấp THCS không theo kịp chương trình và phương pháp giảng dạy mới.

+ Tuy giáo viên chủ nhiệm có cố gắng nhưng chưa đưa được ra những biện pháp hữu hiệu để giáo dục học sinh. Việc liên lạc với gia đình học sinh chưa thường xuyên và ít hiệu quả.

+ Trong quản lý: Chưa thật sự nghiêm khắc xử lý học sinh vi phạm khuyết điểm theo nội quy nhà trường. Chưa đi sâu chỉ đạo các tổ đổi mới hoạt động, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho tổ viên.

+ Môi trường giáo dục của địa phương còn hạn chế, học sinh ít được tiếp cận với các dịch vụ xã hội tiến bộ, đặc biệt là ở những hộ đồng bào dân tộc kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

+ Điều kiện vật chất, kinh phí của nhà trường còn hạn chế, trình độ của giáo viên, học sinh vùng khó khăn nên các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, tích hợp kiếm thức liên môn gặp khó khăn.

+ Xã Đăk Nia là địa bàn thuần nông, đời sống kinh tế của đa số người dân rất khó khăn, bố mẹ mải làm kinh tế nên ít quan tâm đến việc học hành của con cái, một số gia đình phó mặc việc giáo dục con cho nhà trường. Là địa bàn có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, trình độ nhận thức của những em học sinh này chậm không thể theo kịp với chương trình chung. Cơ sở hạ tầng nông thôn hạn chế, không có nơi vui chơi giải trí cho thế hệ trẻ dẫn đến học sinh xa đọa vào quán internet, game bạo lực…các hoạt động xã hội thiếu lành mạnh.

+ Thời gian qua quá trình đô thị hóa tiếp tục ảnh hưởng, tác động tiêu cực tới giáo dục trong nhà trường. Nhất là thanh, thiếu niên hư hỏng ngoài xã hội lôi kéo học sinh trong  trường vi phạm kỷ luật  thậm trí vi phạm pháp luật.

2- Năm học 2017-2018:

– Quy mô trường lớp.

Khối Số lớp Số học sinh Nữ Dân tộc Nữ dân tộc Ghi chú
6 3 128 61 27 14
7 3 110 55 23 11
8 2 81 34 9 5
9 3 95 50 12 3
Tổng số 11 414 200 71 33

– Tổng số phòng học hiện có tại trường: 16. Trong đó

+ 1 phòng học vi tính, 1 phòng học anh văn.

+ 2 phòng học bộ môn sử dụng ổn định.

+ 11 phòng học chính khóa (cho 11 lớp).

+ Còn lại sử dụng để bồi khá, nâng kém và các hoạt động giảng dạy, giáo dục khác và các phòng chức năng khác.

Hiện số phòng học đầy đủ so với số lượng học sinh tính đến 15/9/2017.

– Về đội ngũ: có sự thay đổi so với cuối năm học 2016-2017, hợp đồng thêm 3 giáo viên: Anh, Lý, Toán, toán (do tăng lớp). Hầu hết giáo viên trẻ, nhiệt tình. 100% cán bộ, giáo viên có trình độ chuẩn trở lên, trong đó trên 80% trên chuẩn. Tổng số đội ngũ: 25 (không tính hợp đồng). Trong đó:

Ban giám hiệu: 2

Tổng phụ trách 1

Giáo viên: 17  (3: văn, 2: toán, 1: Hóa-sinh, 1: thể dục, 1: lý-CN, 1: tin, 1: sinh, 1: sử, 1: địa, 2: anh văn, 1: nhạc, 1: họa, 1: GDCD-Nhạc)

Nhân viên: 4 (thư viện-thiết bị, y tế học đường, kế toán)

Bảo vệ: 1

* Theo số lớp hiện có thì số lượng giáo viên còn thiếu nên nhà trường phải hợp đồng thêm 3 giáo viên.

Đội ngũ của trường được cơ cấu thành 5 tổ chuyên môn:

+ Tổ Toán-Tin:               4 Đ/C – Tổ trưởng Ngô Đức Tứ

+ Tổ Hóa-Sinh-Thể:       4 Đ/C – Tổ trưởng Nguyễn Thị Thủy

+ Tổ văn-sử-địa:              6 Đ/C – Tổ trưởng Nguyễn Văn Ba

+ Tổ anh văn-nhạc-họa-GDCD: 5 Đ/C – Tổ trưởng Pham Thị Nga

+ Tổ hành chính: 5 Đ/C – Tổ trưởng Nguyễn Thị Xuyên (Gồm cán bộ chuyên trách: kế toán, thiết bị-thư viện, y tế học đường, bảo vệ).

– Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng như phòng giáo dục. Sự phối hợp nhiệt tình của ban đại diện cha mẹ học sinh.

– Số lượng giáo viên trong trường có máy tính đạt 100%, số giáo viên mắc internet ở gia đình khoảng trên 90%. Nhà trường đã xây dựng phòng học anh văn ngay từ đầu năm học để phục vụ cho việc dạy anh văn và các môn khác.

– Bên cạnh sự thuận lợi thì năm học mới nhà trường cũng gặp không ít khó khăn, thách thức ảnh hưởng lớn đến hoạt động chuyên môn.

+ Học sinh dân tộc đông. Học sinh cũng như gia đình coi nhẹ việc học hành của con em mình dẫn đến thiếu quan tâm.

+ Đời sống kinh tế địa phương còn khó khăn.

+ Phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con em mình.

+ Địa bàn xã rộng, học sinh đi học xa, nhất là một số học sinh cư trú tại phường Nghĩa Trung, thôn Nam Dạ, Cây Xoài, Đồng Tiến. Đường giao thông xuống cấp khó khăn cho đi lại nhất là vào mùa mưa.

+ Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội phức tạp thâm nhập sâu vào trong nhà trường.

+ Cơ cấu giáo viên chưa được đồng bộ, còn thiếu giáo viên so với số lớp hiện có. Một số giáo viên kinh nghiệm hạn chế, chưa thật sự nhiệt tình trong công tác.

+ Đồ dùng dạy-học không đáp ứng được quy mô phát triển, nhu cầu dạy và học cả về số lượng, chất lượng. Thiếu những trang thiết bị chính cho các phòng học bộ môn. Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo ít.

+ Công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương còn hạn chế để thu hút mọi lực lượng tham gia vào công tác giáo dục.

Có thể nói năm học 2017-2018 trường THCS Phan Bội Châu có nhiều thuận lợi để tiếp tục phát triển, xong bên cạnh đó cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức đòi hỏi cả tập thể sư phạm phải cố gắng, nỗ lực mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tuy nhiên vẫn cần đến  sự  quan  tâm lớn  từ  phía  chính quyền, các cấp ủy  Đảng  và  phòng  giáo dục…

C- Mục tiêu và nhiệm vụ năm học

I- Nhiệm vụ trọng tâm

Tăng cường nền nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong cơ sở giáo dục trung học; chú trọng giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng, xã hội của học sinh; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông mới; thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học tích cực; đổi mới phương thức đánh giá học sinh. Tích cực đổi mới nội dung, phương thức giáo dục hướng nghiệp gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

Triển khai chương trình hành động thực hiện nghị quyết TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua, gắn việc thực hiện nhiệm vụ CM với học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. Rèn luyện tốt phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý, quản trị nhà trường. Đổi mới và sáng tạo trong công tác quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong công tác quản lý, giảng dạy.

Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý về chuyên môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch GD theo hướng phát triển năng lực, kỹ năng sống cho học sinh. Từng bước thực hiện phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS. Trú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở tổ, sinh hoạt chuyên môn trực tuyến, nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm, hội cha mẹ học sinh, của các tổ chức trong nhà trường.

II- Mục tiêu chung

– Xây dựng tập thể sư phạm trong sạch, vững mạnh để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao: Cán bộ, giáo viên, công nhân viên có tư tưởng chính trị vững vàng, có đạo đức nhà giáo, tay nghề chuyên môn tốt, nhiệt tình trong công tác và các hoạt động xã hội khác, đoàn kết, có tinh thần xây dựng cao. Giáo viên thực sự là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo.

– Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục học sinh ở cả hai mặt nhằm đáp ứng với yêu cầu đổi mới của đất nước. Đẩy mạnh đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao tính tích cực, tự giác học tập, rèn luyện của học sinh theo mục tiêu cấp học, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống, đạo đức cho học sinh. Tham gia tương đối đầy đủ các phong trào thi đua, các cuộc thi do phòng giáo dục tổ chức.

– Nâng cao công tác chủ nhiệm nhằm duy trì sĩ số, giáo dục học sinh cá biệt, tạo  phong  trào  thi đua sôi nổi trong học tập, rèn  luyện  và  các  hoạt động tập thể khác cho học sinh.

– Về mặt quản lý: Tăng cường công tác chỉ đạo chuyên môn, linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, từng bước nâng cao chất, hiệu quả giáo dục một cách bền vững.

III- Những chỉ tiêu chính và biện pháp thực hiện.

1- Chỉ tiêu chính:

1.1- Đội ngũ giáo viên:

– 100% có tư tưởng, lập trường chính trị vững vàng, là tấm gương sáng về đạo đức nhà giáo để học sinh noi theo.

– 100% giáo viên từ hoàn thành đến hoàn thành xuất sắc  nhiệm vụ được giao, tham gia tích cực các phong trào thi đua, hoạt động xã hội khác. Trong đó:

+ Giáo viên giỏi các cấp trường 100%.

+ Giáo viên giỏi cấp thị bảo lưu năm học trước.

+ Giáo viên giỏi tỉnh 4 đồng chí (bảo lưu).

+ Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường: 5 trở lên.

+ Chuẩn GV trung học: 50% xuất sắc trở lên, còn lại khá. Chuẩn HT, PHT: 2/2 xuất sắc.

+ Sáng kiến kinh nghiệm, đề tài NCKHSP đạt cấp trường 7, cấp thị xã 4 trở lên, tỉnh 2 (đạt từ loại C trở lên). 80% trở lên giáo viên tham gia viết sáng kiến, kinh nghiệm. Trong đó ưu tiên những sáng kiến kinh nghiệm viết về công tác chủ nhiệm, giáo dục học sinh cá biệt, học sinh dân tộc, công tác đổi mới PP dạy-học, đánh giá học sinh, đề tài NCKHSP.

+ 100% giáo viên sử dụng máy vi tính để soạn giáo án, 100% giáo viên biết soạn giáo án trình chiếu. Mỗi giáo viên phải thực hiện ít nhất 4 tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin/ năm.

+ Thi giáo án tốt (giáo án điện tử): Phấn đấu mỗi đồng chí đều dự thi, đạt kết quả GA tốt từ 7 đồng chí trở lên.

+ Mỗi giáo viên đi dự giờ ít nhất 18 tiết/ 1 năm, thao giảng chuyên đề ít nhất 4 tiết/ năm/ tổ. Tổ chức hội giảng 1 đợt/ năm đối với nhà trường vào dịp 20/11/2017. Mỗi tổ đưa ít nhất 2 sản phẩm lên trang sinh hoạt chuyên môn trực tuyến/ năm. Mỗi tổ có ít nhất 1 sản phẩm tham gia thi KHKT, sáng tạo thanh thiếu niên, tích hợp liên môn…cấp trường. Lựa chọn 2 sản phẩm trở lên/ cuộc thi tham gia cấp thị xã.

+ 100% giáo viên phát huy được phương pháp giảng dạy mới và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động học tập, rèn luyện của học sinh, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng.

+ 100% cán bộ, giáo viên xây dựng tốt kế hoạch CM cá nhân, KH bồi dưỡng thường xuyên. 100% cán bộ, giáo viên được công nhận hoàn thành BDTX năm học 2017-2018.

+ Phấn đấu ít nhất 80% CB, GV được đề nghị khen thưởng, trong đó CSTĐ cấp tỉnh 1, cấp cơ sở 2, còn lại lao động tiên tiến.

+ Phấn đấu đạt từ 1 đến 2 tổ tiên tiến và xuất sắc cấp cơ sở.

+ Trường đạt danh hiệu Tập thể LĐXS.

1.2- Đối với học sinh:

Chỉ tiêu đại trà:

Hạnh kiểm:

Tốt Khá Trung bình Yếu
80% 18% 2% 0%

Học lực:

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
12% 30% 54% 2% 2%
Kết quả trước khi thi lại
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
12% 30% 56% 0% 2%
Kết quả sau khi thi lại

Học sinh lớp thẳng: 96% và lên lớp sau khi thi lại đạt: 98% trở lên

Tỷ lệ học sinh lớp 9 đậu tốt nghiệp: Đạt từ 97% trở lên trong đó:

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
8% 25% 64% 3%

Chỉ tiêu mũi nhọn: (Gồm các môn văn hóa, giải toán trên máy tính, thi qua mạng, thể dục thể thao)

+ Học sinh giỏi cấp trường: 35 (Trong đó kể cả học sinh giỏi môn thể dục, âm nhạc, mĩ thuật)

+ Cấp thị xã: 20 giải trở lên

+ Cấp tỉnh: 7 giải trở lên

+ Tổ chức cho học sinh tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc thi tiếng anh, giải toán, an toàn giao thông qua mạng.

– Duy trì sĩ số: 99,2%. Giảm tỷ lệ học sinh cá biệt, bỏ tiết, nghỉ học không lý do đến mức thấp nhất, tỷ lệ chuyên cần đạt 95%. Đảm bảo học sinh không vi phạm luật an toàn giao thông, tệ nạn xã hội như nghiện hút, ăn cắp, xúc phạm danh dự, thân thể của người khác.

2- Biện pháp thực hiện.

– Cùng với hiệu trưởng, các tổ trưởng ngay từ đầu năm học làm tốt công tác phân công nhiệm vụ chuyên môn theo đúng chuyên ngành đào tạo và sở trường công tác cho mỗi cá nhân, tổ chức, phù hợp với điều kiện của nhà trường, đồng thời phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức trong việc xây dựng, thảo luận kế hoạch nhà trường, chuyên môn để rút ra những nguyên nhân yếu kém năm trước, tìm hướng đi thích hợp cho năm học mới nhằm đạt kết quả cao.

– Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch một cách toàn diện, linh hoạt, phù hợp với các văn bản pháp quy, với kế hoạch của nhà trường, kế hoạch chuyên môn và điều kiện thực tế của trường, tổ. Tổ chức thực hiện kế hoạch đã xây dựng một cách nghiêm túc. Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng đưa vào các tiết tích hợp liên môn, trải nghiệm sáng tạo và các chủ đề dạy học khác. Tiếp tục dạy ngoại ngữ hệ 10 năm theo đề án 1400 (lớp 6, 7, 8).

– Căn cứ vào luật giáo dục, điều lệ nhà trường, nhiệm vụ năm học…để xây dựng quy chế tổ chức, hoạt động của nhà trường, tổ nhằm phân cấp quản lý, quy định chức năng, nhiệm vụ của mỗi cá nhân, bộ phận trong đơn vị. Xây dựng tiêu chí đánh giá về chuyên môn hàng tháng một cách cụ thể để lượng hóa, định mức hóa công việc nhằm xếp loại giáo viên, làm cơ sở cho bình xét cuối kỳ và cả năm. Lấy kết quả công việc được giao làm một trong những tiêu chí đánh giá giáo viên. Giao chỉ tiêu cụ thể cho mỗi giáo viên bộ môn phấn đấu (chỉ tiêu đánh giá trước khi thi lại).

– Thành lập ban kiểm tra nội bộ trường học nhằm phục vụ tốt cho công tác kiểm tra, giám sát của nhà trường trong suốt cả năm học đối với giáo viên, học sinh, tập thể. Tổ chức kiểm tra một cách thường xuyên, đột xuất, định kỳ, đối với mọi hoạt động chuyên môn nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm túc những sai sót, lệch lạc từ đó thúc đẩy sự tiến bộ của toàn trường.

– Mỗi giáo viên phải thực hiện tốt nề nếp, quy chế chuyên môn theo quy định: Thực hiện đúng chương trình dạy-học, chuẩn bị bài đầy đủ, có chất lượng trước khi lên lớp, nghiêm túc trong kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh. Thực hiện tốt công tác giảm tải theo khung PPCT nhằm tạo thời gian cho tổng kết, ôn tập. Thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy-học, tích cực tạo đồ dùng mới để hỗ trợ cho công tác chuyên môn của mình. Tổ chức nghiêm túc các tiết thực hành, thí nghiệm quy định trong chương trình. Hồ sơ, giáo án luôn đầy đủ, có chất lượng. Từ năm học 2017-2018 giáo án (tài liệu giảng dạy) có thể giúp học sinh tự học, tự khai thác được các tư liệu phục vụ cho bài học thông qua các tài liệu, mạng internet. Mỗi GN không ngừng học tập, tu dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nhà giáo.

– Phối  hợp  với  chi  bộ, các tổ chức chính trị, xã  hội  thường  xuyên  giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức, ý thức pháp luật cho đội ngũ.

– Chỉ đạo cho giáo viên bộ môn tích hợp, lồng ghép giáo dục phòng chống tham nhũng theo quyết định số 1280 của sở GD&ĐT, giáo dục kỹ năng sống, pháp luật, bảo vệ môi trường…vào môn GDCD và các môn có liên quan.

– Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy-học, vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, bồi dưỡng kỹ năng kiểm tra, dự giờ…cho đội ngũ từ tổ đến nhà trường, đặc biệt là hình thức dạy học trực tuyến, trường học kết nối.

– Tổ chức tốt các đợt thao giảng, sinh hoạt chuyên đề, hội giảng làm cơ sở cho công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Chỉ đạo cho các tổ phân công luân phiên chuyên đề đảm bảo các môn do tổ quản lý đề có chuyên đề thực hiện trong năm học hoặc thực hiện chuyên đề mạng tính tích hợp môn học. Áp dụng tiêu chí đánh giá mới vào thao giảng, hội giảng, chuyên đề. Đối với đánh giá, xếp loại GV thì sử dụng tiêu chí cũ. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích bài dạy trên lớp và bồi dưỡng giáo viên tham gia diễn đàn trên mạng như: trường học kết nối; tăng cường hoạt động dự giờ thăm lớp, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá của giáo viên.

– Tổ chức cho giáo viên thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy-học hiện có, tích cực tạo đồ dùng mới để nâng cao chất lượng giảng dạy của mình.

– Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra, giám sát chặt chẽ những giáo viên tay nghề còn hạn chế, giáo viên hay vi phạm quy chế.

– Tổ chức cho giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ, phổ biến nhân rộng những sáng kiến, kinh nghiệm có chất lượng trong tập thể sư phạm nhà trường.

– Thường xuyên tổ chức sinh hoạt tổ theo chuyên đề để thảo luận, bàn bạc biện pháp, hướng đi về chuyên môn sao cho có hiệu quả. Trong quá trình phân công nhiệm vụ bảo đảm cho mỗi đồng chí đều có cơ hội phát huy sở trường công tác của mình, góp phần vào công tác quản lý chung của đơn vị.

– Năm học 2017-2018 tiếp tục tổ chức dạy hai buổi/ ngày. Buổi sáng dạy chương trình chính khóa quy định theo khung PPCC (4 tiết/ buổi). Buổi chiều dạy tin học, thể dục, một số tiết chính khóa, công tác phụ đạo, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

– Chỉ đạo cho giáo viên tích cực lồng ghép các nội dung: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM, giáo dục an toàn giao thông, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính … vào các môn học chính khóa và HĐNGLL, các hoạt động tập thể khác. Coi trọng việc hướng dẫn học sinh học tập ở nhà ở ngoài nhà trường.

– Các cuộc họp được tiến hành vào buổi chiều thứ 3 hàng tuần theo quy định của hiệu trưởng.

– Tiếp tục triển khai áp dụng sổ điểm điện tử trên trang VnEdu, sổ liên lạc điện tử.

– Trước hết từ tổ đến ban giám hiệu phải định hướng được kế hoạch kiểm tra nội bộ với nội dung và thời gian một cách cụ thể. Kiểm tra không phải để “bới lông tìm vết” mà kiểm tra phải có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn một cách tốt hơn. Kiểm tra nội bộ cần thực hiện đầy đủ bốn chức năng của nó: Kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy đối tượng được kiểm tra và cả tập thể.

Nội dung kiểm tra và đối tượng kiểm tra phải toàn diện. Đối với giáo viên: kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, chất lượng giờ dạy, điều kiện dạy-học, công tác chủ nhiệm, tham gia các hoạt động phong trào, tư tưởng chính trị, đạo đức…Đối với học sinh: Kiểm tra cả hai mặt học tập và hạnh kiểm có chú ý đến sự phát triển toàn diện cho các em. Trong quá trình kiểm tra phải sử dụng nhiều phương pháp như quan sát, phân tích tư liệu, sản phẩm, từ đó thu thập thông tin một cách chính xác, khách quan từ đối tượng được kiểm tra. Sử dụng nhiều hình thức kiểm tra như đột xuất, định kỳ, toàn diện, chuyên đề, trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt chú ý đến hình thức kiểm tra lường trước để ngăn chặn từ đầu những vấn đề lệch lạc chuẩn bị phát sinh.

– Xây dựng hệ thống thông tin nhiều chiều thông suốt nhằm tạo cơ sở cho phương án hành động phù hợp. Hạn chế những cuộc họp truyền tin một chiều đơn thuần, nội dung thông tin sẽ được cập nhật trên bảng thông báo và kế hoạch tuần, tháng, qua địa chỉ email.

– Quản lý chặt chẽ mọi hoạt động chuyên môn của cá nhân, tổ chức nhằm duy trì nề nếp, kỷ luật, nếu thấy lệch lạc phải nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời.

– Tăng cường tính tự chủ của tổ chuyên môn, tổ trưởng là người trực tiếp quản lý, toàn diện mọi hoạt động của tổ và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về công tác chuyên môn của tổ mình quản lý. Họp chuyên môn nhà trường 1 lần/ 1 tháng (được lồng vào cuộc họp hội đồng. Biên bản họp chuyên môn được ghi trong bên bản họp hội đồng). Họp tổ chuyên môn 2 lần/ 1 tháng. Ngoài ra tùy theo yêu cầu nhiệm vụ và điều kiện mà tổ chức sinh hoạt sao cho phù hợp.

– Tham mưu với hiệu trưởng, các cấp quản lý mua sắm trang thiết bị dạy-học, xây dựng cơ sở vật chất, phòng bộ môn…nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Tham mưu với chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động mọi lực lượng tham gia vào xây dựng nhà trường.

– Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ, phát huy tinh thần trách nhiệm, tính tự giác, tích cực của mỗi cá nhân, tập thể vào công tác xây dựng kế hoạch, tìm ra những biện pháp thực hiện công việc hiệu quả nhất.

Tạo điều kiện để mỗi cá nhân, tổ chức tham gia vào công tác quản lý như giám sát, đề xuất với tổ, ban giám hiệu trong công tác quản lý của nhà trường.

– Nhiệm vụ quản lý, giáo dục học sinh:

+ Đối với chương trình chính khóa thì giáo viên bộ môn đóng vai trò hết sức quan trọng, là người tổ chức hoạt động học tập cho học sinh vì vậy giáo viên bộ môn phải nắm vững chương trình môn học, mục tiêu giáo dục của môn học, các văn bản, tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình năm học mới để đưa ra những phương  pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh, chủ động đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng, phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh. Quản lý chặt chẽ học sinh trong giờ học và các hoạt động giáo dục khác nhất là ý thức chuẩn bị bài, làm bài tập ở nhà, sự chuyên cần…

+ Đối với giáo viên chủ nhiệm: Cần nâng cao vai trò, trách nhiệm để duy trì sĩ số học sinh, rèn luyện ý thức đạo đức, học tập cho các em. Phải chú ý đến mọi đối tượng học sinh để có hướng giáo dục phù hợp.

+ Đối với tổ và ban giám hiệu nhà trường: Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo công tác chủ nhiệm, xây dựng môi trường phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn và các tổ chức, bộ phận khác trong cũng như ngoài nhà trường để giáo dục học sinh. Đầu tư thời gian để tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Tổ chức kết hợp cả khối, 2 buổi/ 1 tháng theo phân phối chương trình), đặc biệt là phong trào Đội, Đoàn nhằm rèn luyện kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi THCS như: ứng xử, tự quản, hoạt động tập thể, hành vi có văn hóa, công tác xã hội và lao động…Chỉ đạo và tổ chức tốt công tác dạy hè cho học sinh nhằm đạt tỷ lệ lên lớp cao đối với học sinh thi lại, xét tốt nghiệp lại đồng thời giảm tỷ lệ học sinh bị hổng kiến thức cơ bản của chương trình chung.

– Đẩy mạnh giáo dục truyền thống dân tộc, dân số, giới tính, an toàn giao thông, tệ nạn xã hội thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, lồng ghép các nội dung này với vào chương trình các môn học có liên quan: giáo dục công dân, sinh vật, địa lý, lịch sử…Phát huy sở trường, năng khiếu đặc biệt cho học sinh: thể dục thể thao, văn hóa, nghệ thuật. Thành lập các câu lạc bộ bộ môn để thu hút học sinh tham gia nhằm hỗ trợ cho công tác dạy học chính khóa.

– Trong quá trình kiểm tra đánh giá học sinh luôn phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện. Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm phối hợp ban đại diện cha mẹ học sinh, gia đình học sinh để thống nhất biện pháp giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm liên lạc với phụ huynh học sinh ít nhất 1 lần/ 1 tháng, đối với học sinh cá biệt có thể thường xuyên hơn. GVCN cũng phải thường xuyên báo cáo tình hình lớp mình chủ nhiệm với ban giám hiệu, nhất là những học sinh hay vi phạm kỷ luật để có sự chỉ đạo kịp thời từ phía nhà trường hoặc phối hợp với cơ quan chức năng xử lý.

– Ngay từ đầu năm học, tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm để phân loại học sinh, từ đó xây dựng kế hoạch, tìm ra những biện pháp nhằm bồi khá, nâng kém, phụ đạo học sinh nhằm thực hiện tốt chỉ tiêu mũi nhọn cũng như đại trà. Trong công tác bồi khá, nâng kém các tổ căn cứ vào kế hoạch chuyên môn năm học của nhà trường để chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, không nên chờ kế hoạch tháng của nhà trường. Chú ý hơn đối với học sinh khối 6 nhằm  khắc  phục  tình  trạng  học sinh hổng kiến thức, định hướng cho các em học chương trình tiếng anh mới, học sinh khối 9 nhằm nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp.

– Thường xuyên quan tâm, tìm hiểu tâm tư, hoàn cảnh của mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên từ đó động viên, giúp đỡ kịp thời để họ yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tùy theo điều kiện của nhà trường để có sự khuyến khích, động viên kịp thời về vật chất như: khen thưởng bằng tiền, hiện vật đối với những đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

– Trong công tác xét thi đua, khen thưởng lấy hiệu quả công công việc được giao là một trong những tiêu chí chính. Đặc biệt là căn cứ vào kết quả so với chỉ tiêu giao đầu năm.

– Phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên phát động các phong trào thi đua “hai tốt”, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, hội giảng, thi tìm hiểu pháp luật, văn nghệ, thể thao cho giáo viên và học sinh tham gia.

– Quan  tâm  hơn đến  những  đối  tượng học sinh nghèo, học sinh  dân  tộc có điều kiện khó khăn.

* Công tác phổ cập giáo dục THCS:

Thường xuyên chỉ đạo bán chuyên trách PCTHCS tổ chức điều tra để nắm bắt học sinh trong độ tuổi phải phổ cập THCS, vận động học sinh ra lớp. Duy trì và đẩy mạnh kết quả phổ cập GDTHCS. Tham mưu với ban chỉ đạo phổ cập THCS xã, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, hội phụ huynh học sinh đẩy mạnh hoạt động của hội khuyến học, trung tâm học tập cộng đồng mở các lớp bổ túc văn hóa cho các em trong độ tuổi đã bỏ học.

Duyệt của hiệu trưởng                     Người lập kế hoạch

LÊ VĂN QUÂN